MÀU SẮC VÀ NGHỆ THUẬT TRUNG HOA


Những nhận thức về cách lý giải màu sắc Trung Hoa thường được góp nhặt ở ngay chín những ngành nghệ thuật Trung Hoa. Cứ nhìn màu sắc sực sỡ hao màu ở vườn hoa trong công viên làm xao xuyến lòng người gợi những suy nghĩ miên man thì trong các ngành nghệ thuật, màu sắc là một trong sáu “con át chủ bài” trong nghệ thuật tạo hình Trung Hoa, được nhắc đến trong những tác phẩm “Vườn hoa cải, cẩm nang hội họa”.
Tranh vẽ của Trung Hoa thường miêu tả những đường nét tạo hình thiên nhiên cô đọng đượm vẻ triết lý, cao siêu. Từ nhiều thế kỷ trước các danh họa Trung Hoa bộc lộ cái tinh hoa của mình để truyền đạt cái khí lực của đạo và vũ trụ điều hòa đầy sức sống qua những đường nét sinh động cảnh sơn thủy. Một bậc thầy hội họa từng nói: “Người xem tranh ngày nay biết thưởng thức phong cảnh như tranh sơn thủy có nhiều đường nét hiện thực”. Tranh vẽ cuồn cuộn như thật, người chưa hề đặt chân đến nơi đó chỉ nhìn nét vẽ tài hoa từ bàn tay họa sĩ cũng thấy hết phong cảnh như thật trước mắt. Phong cảnh thiên nhiên và những đường nét tuyệt vời như thật đập vào mắt người xem, người Trung Hoa gọi đó là cảnh sơn thủy “Shan Shui”.
Trong tác phẩm “Vườn hoa cải, cẩm nang hội họa”, Lữ Thái mô tả cái tinh hoa đường nét màu sắc trong hội họa Trung Hoa:
-Màu mây trời như gấm vóc, đó là màu của trời.
-Đất sinh ra cây cỏ, đó là màu của đất.
-Loài người sinh ra có bộ mặt, có chân mày, răng hàm miệng phân cân. Những nét tươi hồng, những vết đen, trắng hiện trên làn da, đó màu của người.
Người Trung Hoa vẽ tranh bằng mực tàu (thủy mặc) hoặc bảng màu. Vẽ màu phải đúng luật phối hợp màu. Bột màu vẽ tranh cũng như thuốc nhuộm có khi được sử dụng trong các phép cứu chữa theo phong thủy trị đau nhức, tâm thần (xem thêm chương 10), màu đỏ thân sa xây nhuyễn (Ju – Sha) để vẽ da mặt, không dùng vẽ tranh, màu thổ hoàng thể hiện đường nét núi non, lối mòn cỏ mộc cao vào mùa thu, mùa hùng hoàng (syong huang) vẽ cảnh là vàng, màu y phục. Hùng hoàng còn dùng chữa bệnh, tăng thêm sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Màu nước chế biến từ khoáng, thực vật, cây cỏ hòa tan trong nước, bột nhão nét vẽ trông sắc cạnh hơn.
Tranh vẽ màu có từ lâu đời ở Trung Hoa, tranh thủy mặc được đáng giá cao hơn một bậc, sử dụng nhiều nét mực chấm phá xen kẽ những khoảng hở. Tranh thủy mặc Trung Hoa hiện ra mờ ảo, một thế giới núi non lởm chởm, cheo leo trên mái lều của ẩn sĩ, có khi là cảnh thác đổ mỏng manh trong làn sương mù, lấp lánh hình ảnh lão ngư ông băng qua dòng suối.
Người vẽ tranh dùng hết khí lực qua nét vẽ tài hoa, cảm hứng từ nội tâm truyền đạt qua ngòi bút trải rộng. Trên bề mặt tranh nổi bật khung cảnh sống động nửa hư – tức là đạt được cái ý của đạo. Những đường nét thủy mặc tạo hình xen kẽ nhau như hư, thực – vẽ một bức tranh đầy tình sáng tạo.
Lý thuyết hội họa Trung Hoa sâu sắc ở chỗ cùng dựa vào triết lý của Đạo chứa đựng tinh hoa khí lực dung hòa hai mặt đối lập âm dương. Một nét vẽ toát ra thiền lực của nghệ sĩ, hòa nhập vô tranh vẽ.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, tranh thủy mặc vừa hư vừa thực như câu Kinh Phật dạy: “Sắc sắc không không”, cái không, cõi hư vô thể hiệt qua nét mực hoặc tranh vẽ thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp hơn cả cảnh thật núi non sông hồ. Cõi hư vô như tràn đầy khí lực.
Người Trung Hoa cho rằng nét mực, những nét chấm phá mờ ảo nửa trắng nửa nhạt, nửa đen, thể hiện đường nét tinh xảo hơn cả tranh vẻ màu. Một nhà nghiên cứu đã cho biết: “Có sẵn mực trong tay, bạn sẽ có đủ năm màu”. Các danh họa Trung Hoa sử dụng nét bút mực thể hiện lối vẽ diễn tả nhiều cấp độ của chiều sâu – màu mực tốt vẽ ra một hình khối dày đặc, màu mực sáng vẽ thấy được những khoảng cách xa xăm, nét vẽ lót thể hiện màn sương nhẹ như không lơ lửng trên mặt đất. Nhìn lớp sương mỏng như tấm màn bí ấn che khuất cảnh thiên nhiên hùng vĩ muôn vật và cõi hư không của Đạo. Qua màn sương mỏng nhìn thấy những khoảng cách từ cõi hữu hạn đến vô hạn. Vẽ tranh và xem tranh là những hoạt động trí tuệ cao siêu, nghệ sĩ và người thưởng thức tranh vẽ có dịp xích lại gần trong một thế giới nửa hư nửa thực. Các danh họa thường để thơ trên tranh vẽ nhấn mạnh ý tứ gửi gắm trong tranh.
Theo lối vẽ tranh ở Trung Hoa sử dụng màu đen thể hiện cái cao cả, hùng vĩ. Dù vẽ tranh thủy mặc phác họa bông hoa, viết thư pháp, sử dụng màu đen nâng cao óc thẩm mỹ thưởng thức nghệ thuật.

Người xem tranh có suy tưởng sâu sắc hơn, như hội nhập được cùng tác phẩm nghệ thuật. Khái niệm màu sắc tác động đến người xem tranh như thế nào thì ngày nay cơ bản dựa theo các loại hình nghệ thuật mới mẻ hơn như truyền hình, phim ảnh, tranh hoạt họa, điêu khắc, kịch nghệ, gốm sứ, mỹ nghệ.
MÀU SẮC VÀ NGHỆ THUẬT TRUNG HOA MÀU SẮC VÀ NGHỆ THUẬT TRUNG HOA Reviewed by Xinh Blog on 02:00 Rating: 5

Không có nhận xét nào: