VĂN TẾ ĐỨC KHỔNG TỬ





Duy!
Đệ….. thập….. niên, tuế….. nguyệt, ….. nhật, ….. tỉnh, ….. huyện, ….. xã, ….. thôn.
Tế chủ: (tên người đứng chủ lễ), hợp đồng dân sĩ thứ thượng hạ đẳng, cẩn tri tế ư.
Đại thánh chí thánh tiên sư Khổng Tử thần vị vị tiền, viết:
Đạo quán cổ kim, đức phối thiên địa,
Vạn tuế thiên thu, thâm nhân đại nghĩa.
Ế duy chí thánh, tập đại nhi thành,
Lễ minh nhạc bị, ngọc chấn kim thanh.
Nhất đức tâm tuyền, sinh dân vị hữu.
Giáo tuyên Hạnh đàn, miếu cao Khúc phụ.
Xuân thu hưởng tự, mạch tắc duy hình,
Vô phân Nam Bắc, phùng thử thượng đinh.
Cựu điển nan vong, nhạc chương điệt tấu.
Khể thủ uy nghi tất thành tất khác,
Trạch cập vạn dân, tụng thanh đồng tác.
Kính bố chúc từ, thư chi phương sách,
Thần chi thỉnh chi, lai hâm lai cách.
Thượng hưởng.
Kính cập Tứ Phối, Thập Triết, Thất thập nhị hiền đồng tùng tự.
Hựu thỉnh: Bản xã (huyện, tỉnh) lịch khoa Tiến sĩ, Cử nhân, Tú tài chư tôn linh đồng phụ hưởng.
Cẩn cáo.
VĂN TẾ ĐỨC KHỔNG TỬ VĂN TẾ ĐỨC KHỔNG TỬ Reviewed by Xinh Blog on 14:33 Rating: 5

1 nhận xét:

  1. Công năng dao thị của Khổng Tử
    Ngoài công năng dự tri ra, Khổng Tử còn có công năng dao thị. Một ngày nọ, Khổng Tử và Nhan Uyên cùng leo lên núi Thái Sơn thuộc lãnh thổ nước Lỗ. Khổng Tử tĩnh tâm nhìn ra xa về hướng đông nam, thấy ngoài cửa thành phía tây của thủ phủ nước Ngô có một con ngựa trắng. Khổng Tử chỉ cho Nhan Uyên thấy và hỏi: “Con có thấy cổng thành phía tây của thủ phủ nước Ngô không?”. Nhan Uyên đáp: “Con nhìn thấy rồi”. “Ngoài cửa có gì?”. “Dường như có một tấm lụa trắng treo ở đó”. Khổng Tử cải chính lại, nói: “Đó là con ngựa trắng”.
    Xem thêm tại:Khổng Tử

    Trả lờiXóa